Mẹ bầu bị co thắt tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mang bầu, có nhiều yếu tố khiến chị em dễ gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể, sa sút tinh thần. Vì thế các cơ cơ thắt tử cung trong quá trình mang thai cũng dễ có thể hình thành hơn. Vậy mẹ bầu bị co thắt tử cung nên ăn gì và kiêng gì? Mời mẹ bầu tham khảo bài viết dưới đây của Yến Sâm KD để tìm ra câu trả lời.

Xem thêm:

Co thắt tử cung khi mang thai là gì?

me-bau-bi-co-that-tu-cung
Co thắt tử cung là hiện tượng các dây chằng tử cung bị kéo căng

Co thắt tử cung hay còn gọi là bệnh co bóp tử cung, đây là hiện tượng các dây chằng tử cung bị kéo căng gây ra sự co thắt. Co thắt khi mang bầu được hiểu là khi thai nhi lớn dần về kích thước, dây chằng của tử cung bị kéo căng ra làm cho những cơn co thắt xuất hiện.

Bên cạnh đó, hiện tượng co thắt tử cung khi mang thai cũng có thể xảy ra với một vài nguyên nhân khác như: mẹ bầu tập thể dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu trong bàng quang đầy nhiều,…

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, nếu tình trạng tử cung co bóp nhiều thì mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận, không nên chủ quan. Lý do đây có thể là dấu hiệu của một số biến chứng nguy hiểm khi mang thai như: sinh non, thai lưu, trở dạ sớm, sảy thai,…

Lời khuyên tốt nhất cho các chị em bị co bóp tử cung khi mang thai là nên đi khám, siêu âm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tìm ra phương hướng xử lý kịp thời.

Mẹ bầu bị co thắt tử cung nên ăn gì?

Nếu tình trạng co bóp tử cung khi mang thai là hiện tượng sinh lý thì mẹ bầu có thể kết hợp chế độ ăn để tình trạng co thắt được cải thiện hơn, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm, bội nhiễm khi bị bệnh.

1. Cá hồi

ba-bau-co-that-tu-cung-an-gi
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng hỗ trợ kháng viêm, nâng cao miễn dịch hiệu quả

Khi mang thai và sau mang thai bà bầu rất nên ăn cá hồi. Trong cá hồi có chứa lượng lớn các vitamin như A, B6, B12, axit omega 3 hỗ trợ kháng viêm, nâng cao miễn dịch, tăng cường chức năng của hoạt động thực bào.

2. Rau cải xoăn (cải kale)

Đây là loại rau hỗ trợ cung cấp hàm lượng vitamin A, C giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong rau cải kale còn có chuwsas các hợp chất giúp hấp thu axit mật, nhờ vậy mà hàm lượng cholesterol trong máu được giảm. Các vitamin K, C và axit béo omega 3 cũng là các chất dinh dưỡng hiệu quả giúp mẹ bầu tránh được tình trạng viêm nhiễm khi bị co bóp tử cung.

3. Quả chanh

Cũng như các loại quả mọng, trong quả chanh có chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chanh giúp bảo vệ tử cung không bị nhiễm khuẩn, từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tử cung.

4. Sữa chua

ba-bau-co-that-tu-cung-an-gi
Sữa chua vừa bổ dưỡng, giàu lợi khuẩn giúp cân bằng PH âm đạo tốt

Sữa chua không chỉ bổ dưỡng, giàu lợi khuẩn, sữa chua còn có công dụng giúp cân bằng PH âm đạo, làm giảm các triệu chứng co thắt tử cung khi mang thai. Ngoài ra, sữa chua còn bổ sung vitamin B12, vitamin C, vitamin D, kẽm có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm tác hại của bệnh co bóp tử cung khi mang bầu.

5. Trái cây

Trong trái cây có nhiều thành phần vitamin C, bioflavonoid có công dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của u xơ tử cung. Ngoài ra, còn làm bình thường hóa nồng độ estrogen hiệu quả. Bioflavonoid có trong hòa quả cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư buồng trứng, hỗ trợ hệ thống sinh sản được khỏe mạnh hơn.

6. Các loại hạt

Các hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều,… cps tác dung làm cho cơ thể sản sinh các hormone một cách tối ưu do chúng có nhiều axit béo omega 3 và cholesterol tốt. Các axit béo omega 3 có khả năng loại bỏ u xơ tử cung, ngăn ngừa ung thư tử cung hiệu quả. Trong khi cơ thể có lượng cholesterol tốt sẽ duy trì nồng độ cholesterol huyết thanh, hạn chế tình trạng trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân.

7. Ngũ cốc nguyên hạt

ba-bau-co-that-tu-cung-an-gi
Ngũ cốc nguyên hạt giữ nguyên dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt quinoa, gạo lứt, hạt kê nguyên hạt,… sẽ không bị mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, khoáng chất, chất xơ. Trong khi gạo trắng lại là loại hạt bị bỏ đi lớp vỏ, lớp cám, lớp mầm nên đã bị giảm dinh dưỡng quan trọng vốn có.

Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì lượng đường trong máu thấp, giúp mẹ bầu tránh được tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, nhiều năng lượng nên mẹ bầu chỉ cần ăn lượng nhỏ nhưng vẫn no lâu.

Mẹ bầu bị co thắt tử cung nên kiêng gì?

Để không phải đối mặt với những cơ co thắt tử cung hoặc hạn chế tình trạng co thắt xảy ra mạnh, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn phù hợp. Cụ thể, bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì mẹ bầu cần tránh các thực phẩm gây co bóp tử cung sau:

1. Quả dứa (trái thơm)

Trong dứa có chứa bromelain làm mềm tử cung và kích thích các cơn co thắt. Khi mang thai nếu mẹ bầu ăn dứa nhiều có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn vài lát. Nếu ăn với số lượng nhiều hơn sẽ gây co thắt tử cung, gây chảy máu.

2. Đu đủ xanh

ba-bau-co-that-tu-cung-kieng-gi
Mẹ bầu ăn hạt đủ đủ xanh sẽ bị co thắt tử cung gây sảy thai

Đu đủ xanh vốn có hữu hiệu trong việc nhuận tràng vì thế có thể gây co thắt tử cung khi mang thai. Nếu bà bầu lỡ ăn phải hạt đu đủ xanh, enzyme trong hat sẽ gây co bóp và dễ dẫn đến sảy thai.

3. Quả nhãn

Quả nhãn có tính nóng, dễ gây động huyết, đau bụng, táo bón. Bà bầu ăn nhãn không hề tốt vì có thể gây sảy thai nếu ăn quá nhiều.

4. Quả mướp đắng (khổ qua)

Mặc dù đây là loại quả rất giàu vitamin, mangan, magie, kẽm, vitamin B giúp nâng cao miễn dịch, thanh nhiên hiệu quả nhưng cũng có thể gây kích thích mạnh với dạ dày và tử cung. Những phụ nữ có tử cung có sẹo, tử cung ngả sau hoặc từng nhiều lần tiểu phẫu do nạo phá thai thì càng nguy hiểm khi ăn mướp đắng.

5. Quả táo mèo

ba-bau-co-that-tu-cung-kieng-gi
Táo mèo kích thích hưng phấn nên dễ gây co thắt tử cung khi mang thai

Táo mèo vốn có vị chua và chát nên nhiều mẹ bầu bị ốm nghén thường chọn quả này để nhâm nhi. Tuy nhiên táo mèo có thể làm gia tăng sự hưng phấn, thúc đẩy tử cung co bóp nhiều nên có thể gây sảy thai, sinh non.

6. Gan động vật

Gan động vật có chứa hàm lượng sắt, vitamin A lớn nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần 1 tháng. Nếu ăn gan động vật quá nhiều với số lượng lớn có thể thúc đẩy sự tích lũy dần retinol gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

7. Cá chứa nhiều thủy ngân

Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá mập, cá kiếm,… Lượng thủy ngân cao quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến não bộ, hệ thần kinh đang hoàn thiện và phát triển của thai nhi.

8. Caffeine

Chất này thường được có trong cà phê trà, socola và một số loại đồ uống năng lượng khác. Khi mang thai, nếu tiêu thụ một lượng nhỏ caffeine sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ lượng lớn có thể gây sảy thai, trẻ sinh non, nhẹ cân.

9. Thịt chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp

ba-bau-co-that-tu-cung-kieng-gi
Thực phẩm đóng hộp tuy ngon, tiện lợi nhưng không an toàn với phụ nữ mang thai

Các loại đồ ăn đóng hộp sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, thịt băm, nem chua, pate, thịt nhồi, xúc xích, salami,… không hề an toàn với phụ nữ có thai. Trong thực phẩm này có chứa các loại vi khuẩn như Listeria, Salmonella, Toxoplasma gondii tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

10. Sữa chưa qua tiệt trùng

Sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại pho mai đều có chứa các vi khuẩn gây hại cho thai nhi như Listeria monocytogene. Ngoài ra khuẩn này còn có thể gây biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm.

11. Rau răm

Khi ăn rau răm sống có tác dụng hiệu quả trong việc tán hàn, làm ấm bụng, tiêu thực dễ dàng nên rau răm thường được dùng để làm gia vị ăn kèm với một số món ăn khác. Nhưng mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cực kỳ cẩn kiêng món ăn này vì có thể gây ra co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.

12. Rau sam

Đây cũng là loại rau tốt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Tuy vậy đây không phải là loại rau được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì có thể gây co thắt tử cung.

13. Rau ngải cứu

ba-bau-co-that-tu-cung-kieng-gi
Ngải cứu là thủ phạm gây co thắt tử cung khi mang thai, mẹ bầu cần kiêng

Cũng như hai loại rau kể trên, nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu ăn rau ngải cứu có thể gây xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung đồng thời sảy thai sớm.

14. Khoai tây nảy mầm

Không chỉ không tốt với mẹ bầu mà với bất kỳ ai cũng đều không nên ăn khoai tây nảy mầm. Chất solanin có trong khoai tây nảy mầm dễ làm cản trở sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần loại bỏ ngay ra khỏi chế độ ăn hàng ngày nếu không muốn bị ảnh hưởng xấu.

15. Nha đam (khổ qua)

Mặc dù rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm đẹp nhưng nếu mẹ bầu ăn hoặc uống nước nha đam có thể gây ra sảy thai, xuất huyết vùng chậu khi mang thai.

16. Trứng, thịt, cá sống

Các thực phẩm sống rất dễ nhiễm khuẩn Salmonella gây ra các triệu chứng: co thắt dạ dày, tiêu chảy, sốt, buồn nôn,… Trường hợp hiếm gặp vẫn có thể gây co thắt tử cung gây sinh non hoặc lưu thai nguy hiểm.

Trên đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng dành cho mẹ bầu bị co thắt tử cung. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu bị co bóp tử cung nên uống đủ nước, tắm nước ấm, tập hít thở đều, luyện tập nhẹ nhàng, thư giãn và theo dõi cơn co để phát hiện những bất thường, thăm khám tránh diễn biến nặng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *