Đau ruột thừa hay còn gọi là bệnh viêm ruột thừa cấp tính do lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng gây tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng mủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định bác sĩ thì mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Xem thêm:
- Điểm danh 12 cách nấu sữa hạt cho bà bầu thơm ngon bổ dưỡng
- Mang thai có uống nước dừa được không? Lưu ý khi uống nước dừa
- 10+ Thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu giúp mẹ gọn thon, con khoẻ mạnh
Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị đau ruột thừa
Những thực phẩm nên ăn
Mặc dù dinh dưỡng không phải yếu tố quyết định tình trạng bệnh đau ruột thừa khi mang thai nhưng các thực phẩm phù hợp sẽ giúp mẹ bầu nhanh phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu bị viêm ruột thừa cấp nên ăn.
Rau củ quả giàu chất xơ

Chất xơ có trong rau xanh giúp ổn định, cân bằng nội tiết, cải thiện hệ tiêu hóa. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch của cơ thể cũng được cải thiện, sức đề kháng được nâng cao, giúp lưu thông máu lên não, chống lại các gốc tự do, giảm nhanh các triệu chứng đau ruột thừa.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ bà bầu bị viêm ruột thừa khi mang thai nên ăn như:
- Các loại rau xanh: bina, măng tây, củ cải đỏ, bí, bầu, mướp, rau họ cải, rau đay, rau diếp cá, rau mồng tơi, súp lơ, xà lách…
- Các loại củ quả: khoai lang, khoai tây, mướp đắng, cà rốt, cải trắng,…
- Các loại ngũ cốc: ngũ cốc xay, yến mạch nguyên cám, gạo lứt, đậu phụ, các loại hạt vỏ cứng,…
- Các loại quả nhiều vitamin C: cam, quýt, bưởi, mận, dưa hấu, dâu tây, ổi, đào,…
Mẹ bầu cần lưu ý khi ăn rau có nhiều chất xơ và vitamin thì khi nấu mẹ cần phải đậy vung nồi. Nên ăn rau được rửa sạch, nấu chín nhưng không nên để sôi quá lâu sẽ bị mất chất.
Sữa chua

Trong sữa chua có chứa men vi sinh là lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Việc ăn sữa chua sẽ giúp mẹ bầu chống lại vi khuẩn xấu, từ đó giảm triệu chứng khó chịu ở bệnh viêm ruột thừa, viêm dạ dày. Mẹ bầu nên ăn sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là sữa chua không đường hoặc ít đường nguyên vị để hạn chế hấp thu ngọt. Bên cạnh đó, sữa chua còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ bầu bổ sung vitamin C, D, B12, Kẽm, Canxi làm giảm thiểu tác hại của bệnh hiệu quả.
Mẹ bầu có thể tham khảo các món ăn ngon cùng sữa chua để đa dạng khẩu vị hơn như: sữa chua trái cây, sữa chua nha đam, sữa chua nếp cẩm, sữa chua đậu đỏ, sữa chua ngũ cốc, sữa chua dẻo, sữa chua trộn salad,…
Tuy nhiên, khi ăn sữa chua mẹ bầu cần lưu ý cần phải ăn đúng cách:
- Không ăn sữa chua hỏng, hết hạn
- Sữa chua tự làm không nên để quá 2-3 ngày để đảm bảo dinh dưỡng nhất.
- Không ăn sữa chua khi đói vì lúc này dạ dày có nồng độ PH không phù hợp với điều kiện sống của lợi khuẩn nên chúng dễ bị tiêu diệt.
- Không ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày vì có thể bị rối loạn tiêu hóa.
- Nên ăn sữa chua ít đường, ít béo.
Cá ngừ

Đa số các loại cá đều rất giàu omega 3 nhưng cá ngừ lại rất giàu lysine. Chất này có công dụng tăng đề kháng, duy trì hệ miễn dịch ở mức ổn định, ngăn cản sự sinh sôi phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Cá ngừ chứa các dưỡng chất lành mạnh, đặc biệt là omega 3, protein rất cần cho sự phát triển cá mô tế bào, cân bằng vi sinh vật hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Mẹ bầu bị viêm ruột thừa có thể ăn cá hồi, chế biến thành các món như: cá ngừ kho tiêu, kho cà chua, kho ớt, cá ngừ nướng giấy bạc, trứng cuộn cá ngừ,…
Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều cá ngừ vì trong loại cá này có chứa một số ít hàm lượng thủy ngân, nếu ăn lâu dài có thể ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, mẹ không nên ăn cá ngừ sống hoặc đóng hộp. Trong cá ngừ đóng hộp có nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp do nồng độ natri tăng cao.
Những thực phẩm nên kiêng

Tất nhiên rằng khi bị viêm ruột thừa thì mẹ cần phải tuân theo ý kiến bác sĩ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Vậy bên cạnh đó, mẹ có cần lưu ý kiêng gì không? Câu trả lời là có, mẹ bầu cần kiêng các đồ như:
- Đồ ăn nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh chế
- Đồ uống có cồn, có ga, có chứa chất kích thích có hại. Có thể kể đến như rượu bia, cà phê, nước có ga,…
- Thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc từ động vật
- Thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp
Lưu ý cho mẹ bầu bị đau ruột thừa
Mẹ bầu cần ghi nhớ những lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe khi không may bị mắc bệnh đau ruột thừa khi mang thai:
- Ghi nhớ và tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với tình trạng bệnh
- Uống đủ nước khi mang thai, nên uống khoảng 2-3 lít mỗi ngày
- Tạo lối sống tích cực, giữ vững sự vui vẻ, lạc quan, yêu đời
- Luyện tập nhẹ nhàng, một số bài thể dục cho mẹ bầu hoặc các động tác yoga phù hợp.
Vừa rồi là những thông tin do Yến Sâm KD tổng hợp, mong rằng qua đây mẹ bầu đã có thêm kiến thức về dinh dưỡng cho mẹ bầu bị đau ruột thừa. Ngoài ra, nếu mẹ có nhu cầu tìm hiểu, mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng phù hợp cho bà mẹ mang thai như yến sào, yến chưng, hồng sâm, đông trùng hạ thảo,… thì đừng quên liên hệ với Yến Sâm KD nhé!