Giải đáp khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Ăn dặm hay ăn bổ sung là hình thức cho trẻ ăn thêm thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mặc dù chỉ là bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn sữa nhưng ăn dặm vẫn là cột mốc quan trọng đối với trẻ nhỏ. Theo đó, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các thực phẩm ngoài sữa để tập ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Vậy khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Cùng Yến Sâm KD tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc mẹ nhé!

Xem thêm:

Giải đáp khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm

khi-nao-nen-bat-dau-cho-tre-an-dam
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau khi sinh). Lý do là bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh, sẵn sàng hơn cho việc hấp thụ thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ giúp bé phát triển đúng đà, hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ cho rằng, sau 6 tháng sữa mẹ đã không còn nhiều dưỡng chất nên bé cần phải bổ sung qua đường ăn. Thực tế, đây là suy nghĩ chưa đúng bởi vì sữa mẹ lúc này vẫn còn các dưỡng chất và kháng thể cần thiết nhưng không còn đủ cho nhu cầu phát triển ngày càng lớn của trẻ.

Giai đoạn 6 tháng tuổi mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức với những trẻ mẹ không có sữa hoặc lý do nào đó bị mất sữa. Bởi vì sữa ở thời điểm này vẫn cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng. Chỉ khi trẻ từ 12-14 tháng thì sẽ mới chỉ chiếm 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể, yếu tố miễn dịch giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh, đồng thời gắn kết tình cảm mẹ con giúp trẻ phát triển tâm lý tốt.

Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm?

khi-nao-nen-bat-dau-cho-tre-an-dam
Cho trẻ ăn dặm sớm gây nhiều hậu quả xấu, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa

Chính tâm lý lo lắng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng khiến bé bị thấp bé, nhẹ cân hoặc ăn dặm sớm giúp con no bụng, phát triển tốt hơn nên nhiều cha mẹ đã vội vàng cho trẻ ăn dặm sớm. Bên cạnh đó, các bé trong độ tuổi từ 4-6 tháng thường thích thú cầm nắm và nếm đồ ăn nên nhiều gia đình tưởng rằng bé đã sẵn sàng muốn ăn dặm. Đây là những quan niệm sau lầm, nếu cho trẻ ăn dặm sớm có thể gây ra các hậu quả sau:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn non nớt, chỉ chấp nhận và tiêu hóa được thức ăn lỏng như sữa mẹ. Hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa đủ để tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm ăn dặm nên dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ ăn dặm sẽ giảm lượng sữa, đồng nghĩa với việc bé sẽ bị bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng quý giá đến từ sữa mẹ. Khi đó, trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
  • Trẻ bú ít khiến cho cơ thể mẹ giảm phản xạ tiết sữa, dần dần có thể gây mất sữa.
  • Trẻ ăn dặm sớm dễ bị nghẹn hơn vì các cơ vẫn đang phát triển, hoàn thiện. Sau 6 tháng tuổi bé sẽ dễ dàng xử lý nhai và nuốt thức ăn hơn.
  • Trẻ ăn dặm sớm dễ có nguy cơ dị ứng.
  • Người mẹ có khả năng mang thai sớm hơn nếu không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn?

khi-nao-nen-cho-tre-an-dam
Trẻ ăn dặm muộn sẽ biếng ăn, chậm lớn do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết

Mặc dù ăn dặm sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả xấu nhưng khi cho trẻ ăn dặm muộn cũng không hề tốt. Lý do là bởi nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn trẻ sẽ dễ phản kháng với đồ ăn, gây biếng ăn, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng do không nhận đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển đang ngày càng tăng từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Các trẻ ăn dặm muộn cũng sẽ không nhận đủ các vi chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu, thiếu canxi,.. Ngoài ra, trẻ ăn dặm muộn cũng khó nhai khó nuốt vì cha mẹ đã vô tình bỏ lỡ giai đoạn vàng để con tiếp nhận và tập ăn.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách cần biết

Như vậy, cha mẹ đã biết khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bây giờ là lúc cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc và lưu ý về kiến thức cho trẻ tập ăn dưới đây:

Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc:

Trong thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ làm quen với bột loãng hoặc cháo rây mịn loãng sau đó mới tăng dần độ đặc lên. Sau khoảng 1 tuần làm quen, mẹ bắt đầu tăng thô dần dần từ bột lên cháo rây thường, đến cháo nguyên hạt, cơm nát, cơm thường,… Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ xử lý, dễ nuốt bởi trẻ lúc này sẽ chưa mọc răng hoặc có rất ít răng. Mặt khác còn giảm nguy cơ hóc dị vật, nghẹn khi trẻ nuốt mà chưa nhai kỹ.

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều:

khi-nao-cho-tre-an-dam
Cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều

Do trẻ mới bước vào giai đoạn tập ăn, trước đó vốn đã quen với sữa nên mẹ cần cho bé ăn từng chút một. Mỗi bữa ăn chỉ nên cho bé thử từ 5-10ml và ăn 1 bữa 1 ngày. Sau đó, tăng dần lượng đồ ăn và tăng lên 2 bữa 1 ngày khi trẻ đã quen dần với đồ ăn mới. Lúc này dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ đã thích nghi nên mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các bữa ăn phụ với món pancake, pudding, sữa chua, váng sữa,…

Chế biến đồ ăn phù hợp với tuổi:

Thêm một lưu ý cho cha mẹ đang có con trong độ tuổi ăn dặm đó chính là cần chế biến đồ ăn cho trẻ phù hợp với tháng tuổi. Cụ thể, với những bé bắt đầu ăn dặm cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với rau, củ, quả. Sau 1 tháng ăn dặm có thể bổ sung thêm đạm từ cá, trứng và thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, lòng đỏ trứng… Khi bé được 8 tháng tuổi cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng hơn với lượng từ ít đến nhiều để test dị ứng ví dụ như hải sản,… Đối với các thực phẩm siêu bổ dưỡng như yến, bào ngư thì cần đợi bé trên 1 tuổi lúc đó hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Cha mẹ lưu ý từ 9-11 tháng tuổi cần phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: tinh bột, đạm, xơ, chất béo và nên thay đổi đa dạng các món ăn để trẻ không bị ngán.

Đồ ăn dặm phải đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh:

Thực phẩm chế biến đồ ăn dặm cho trẻ cần phải sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ. Cha mẹ lưu ý nên ưu tiên các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để đảm bảo không có hóa chất độc hại. Đối với các sản phẩm được đóng gói sẵn, cha mẹ cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng, năng lượng, độ tuổi phù hợp sử dụng, hạn sử dụng, phụ gia cần tránh như chất tạo ngọt, chất điều vị, màu thực phẩm,…

Khi chế biến, cha mẹ cần phải vệ sinh thực phẩm bằng cách ngâm các loại rau củ quả trong nước muối hoặc nước chuyên dụng rồi rửa sạch. Đồng thời không sử dụng các vật dụng, hóa chất có khả năng làm biến đổi hương vị, dưỡng chất, màu sắc của món ăn để dụ bé ăn.

Kết luận 

Trên đây là giải đắp cho câu hỏi khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm được Yến Sâm KD chia sẻ. Tuy nhiên mỗi trẻ sẽ có thể trạng khác nhau nên cha mẹ không nên quá nóng lòng khi con mình ăn kém hơn so với những bạn cùng tháng tuổi. Ăn dặm không chỉ đúng cách, đúng thời điểm mà còn cần phải kiên nhẫn, khoa học nên ông bà bố mẹ cần lập kế hoạch cho con ăn khoa học và tuân theo lộ trình phát triển khi trẻ đã sẵn sàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *