Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì ?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bị mắc tiểu đường là rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ bị tăng cao

Trong thời kỳ mang thai, lượng đường trong máu của thai phụ thường tăng cao dẫn đến bị tiểu đường thai kỳ. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra vào tuần 24-28 thai kỳ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. Mặc dù tiểu đường thai kỳ sẽ giảm sau khi sinh, không gây kéo dài nhưng nếu thai phụ không kiểm soát được lượng đường huyết phù hợp trong quá trình mang thai thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Các nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ:

  • Tiềm ẩn nguy cơ bị sản giật hoặc tiền sản giật
  • Có nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần
  • Có thể gây sảy thai nhiều lần hoặc gây thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Có nguy cơ đa ối, khó sinh do thai to
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn so với thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ

Các nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi:

  • Làm tăng nguy cơ bị mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi
  • Khả năng bị sang chấn khi sinh do thai to, nặng ký
  • Làm tăng tỷ lệ tư vong thai và trẻ sơ sinh
  • Làm tăng nguy cơ sinh non
  • Trẻ sinh ra có thể bị suy hô hấp
  • Hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị tiểu đường trong tương lai

Bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, thai phụ có thể dùng insulin để điều trị bệnh.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp ổn định đường huyết và làm giảm triệu chứng, nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Dưới đây là các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ dành cho mẹ bầu.

Lưu ý mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Các loại rau xanh thường giàu chất xơ và ít đường huyết

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp thường rất giàu chất xơ. Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ một cách hiệu quả. Bởi lẽ, các thực phẩm có GI thấp sẽ ở trong cơ thể lâu hơn và không làm cho đường huyết bị tăng đột ngột.

  • Các thực phẩm có chỉ số GI thấp (<65): Đa số các loại rau đều có hàm lượng carbohydrate thấp nên ít gây ảnh hưởng đến đường trong máu. Ngoài ra các nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết khác cũng cần kể đến là các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu hà lan, đậu đỏ,…), các loại trái cây tươi (chuối, mận, kiwi, lê, đào, nho,…), sữa và các chế phẩm từ sữa, gạo lứt, yến mạch, khoai môn,…
  • Các thực phẩm có chỉ số GI trung bình (56-69): Khoai tây chín, cháo gạo, nước cam,… đây là một số thực phẩm làm tăng đường huyết với mức độ vừa phải, phù hợp với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ nhẹ.
  • Các thực phẩm có chỉ số GI cao (>70): Khoai lang, bánh mì, xôi nếp,… khi ăn các món này sẽ làm tăng nhanh đường huyết.

Việc chọn ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ phải kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm có GI cao. Mẹ bầu có thể trộn các loại thực phẩm GI cao cùng các loại thực phẩm GI thấp để làm giảm tốc độ glucose vào máu.

Ăn nhiều thực phẩm chứa protein lành mạnh

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu protein, giàu nạc như:

  • Các loại cá ít chứa thủy ngân
  • Các loại đậu
  • Thịt đỏ như thịt nạc, thịt bò
  • Thịt gia cầm như gà, vịt, ngỗng, ngan,…
  • Các loại hạt, có thể kể đến như: hạt điều, hạnh nhân, macca, hạt óc chó,…

Ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các thực phẩm có chất béo không bão hòa

Ngay cả khi không bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm chất béo không bão hòa thông qua các thực phẩm như:

  • Quả bơ
  • Các loại hạt
  • Dầu lạc
  • Dầu mè
  • Dầu oliu
  • Cá mòi
  • Cá ngừ
  • Cá hồi

Lưu ý mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Hạn chế đồ ngọt có nhiều đường

Đường là thực phẩm có tác dụng tức thời đối với cơ thể nên sẽ giải phóng nhiều insulin gây tăng nhanh đường huyết. Chính vì thế mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần hạn chế tối đa việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Các thực phẩm có chứa nhiều đường như: trái cây sấy khô, sinh tố, nước ép trái cây có đường, bánh quy, kẹo ngọt, trà sữa,… Ngoài ra, sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên có thể uống ở mức độ vừa phải.

Các thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột là kẻ thù của người bị bệnh tiểu đường

Ăn nhiều tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, chính vì vậy mẹ bầu cần lựa chọn bổ sung tinh bột phù hợp để vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng cơ thể, vừa hạn chế nguy cơ tăng đường huyết. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm bún, phở, cơm trắng, mì trắng,… Đây là các thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn.

Đồ ăn có chứa đường và carb ẩn

Một số loại đồ ăn nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều đường, nhiều tinh bột nhưng thực tế lại ngược lại. Có thể kể đến như:

  • Đồ ăn nhanh (fastfood)
  • Đồ uống có ga, có cồn, có chất kích thích
  • Đồ chiên nhiều dầu mỡ
  • Trái cây khô vì thực phẩm này có lượng đường tự nhiên rất cao

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa không tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu dừa,… Nếu sử dụng quá nhiều sẽ có hại cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra trong sữa và trứng cũng có một lượng chất béo bão hòa nhất định. Chính vì vậy mẹ bầu cần sử dụng các loại thực phẩm này một cách hợp lý, tránh ăn quá nhiều. Mẹ có thể ăn nhẹ các loại hạt, quả bơ vì giàu chất béo không bão hòa. Mẹ cũng nên hạn chế chất béo từ động vật thau bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Không nên uống nhiều nước mía, nước dừa

Từ xưa đến nay có nhiều thai phụ lạm dụng uống quá nhiều nước mía, nước dừa. Điều này nhằm mục đích làm cho nước ối trong. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước mía, nước dừa rất dễ tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Kết luận 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tăng cường ăn các thực phẩm nên ăn, hạn chế các thực phẩm nên kiêng kết hợp với một chế độ luyện tập hợp lý giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con trước, trong và sau sinh.. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng như tổ yến, yến chưng, đông trùng hạ thảo,… để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *